1. Hiểu rõ các thay đổi về biểu phí
Trước khi bước vào các chiến lược điều chỉnh, đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ các thay đổi về biểu phí mà Shopee áp dụng. Điều này bao gồm các khoản phí mới, thay đổi về tỷ lệ hoa hồng, hay các chi phí khác mà bạn sẽ phải đối mặt khi bán hàng trên nền tảng này. Việc nắm rõ các thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định chiến lược kinh doanh phù hợp và tránh các bất ngờ không mong muốn.
Ngày 3/7, Shopee - "ông hoàng của thương mại điện tử" đã ra quyết định về quan trọng về việc thay đổi phí dành cho người bán không thuộc Shopee Mall. Trong đó, bao gồm phí dịch vụ, phí cố định và phí thanh toán. Ngoài ra, còn có một số ưu đãi dành cho Người Bán tham gia gói dịch vụ Freeship Xtra và Voucher Xtra. Cụ thể, sàn tăng thêm 1% phí thanh toán trên mỗi đơn hàng thành công so với quy định trước đó, từ mức 4% lên 5%. Nhiều người kinh doanh xem đó là điều bất lợi. Tuy nhiên, việc thay đổi đó sẽ là cơ hội để gia tăng thêm người tiêu dùng mới cộng theo đó sàn cũng hỗ trợ giảm các gói miễn phí vận chuyển và các người bán tham gia còn được ưu tiên hiển thị và nhận nhiều lợi ích về marketing, giúp ích rất nhiều cho câu chuyện gia tăng doanh số.
2. Một số chiến lược kinh doanh để thích nghi với sự thay đổi biểu phí Shopee
Một trong những yếu tố quan trọng khiến chi phí tăng lên là chi phí vận chuyển và xử lý đơn hàng. Để tối ưu hóa chi phí, bạn nên đánh giá lại chiến lược đặt hàng, cân nhắc việc điều chỉnh giá cả sản phẩm để phù hợp với các biến động mới của Shopee. Đôi khi, việc tăng giá một chút nhưng cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí có thể thu hút khách hàng hơn và giúp bạn bù đắp được chi phí vận chuyển.
Nâng cao chất lượng dịch vụ và hỗ trợ khách hàng
Đối với Shopee và các nền tảng TMĐT khác, chất lượng dịch vụ và hỗ trợ khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xếp hạng và sự tin tưởng của người tiêu dùng. Bạn cần đảm bảo rằng mình có thể cung cấp các sản phẩm chất lượng và dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt, từ khi khách hàng xem sản phẩm đến khi nhận hàng và hậu mãi sau bán hàng. Luôn đáp ứng mọi thắc mắc của khách hàng nhanh nhất có thể. Vì chỉ cần 1 đánh giá xấu thôi cũng đủ mất một lượng khách hàng chuyển đổi đáng kể.
Tìm kiếm các kênh thay thế và đa dạng hóa nguồn cung
Ngoài việc tối ưu hóa chiến lược bán hàng trên Shopee, bạn cũng nên xem xét việc đa dạng hóa nguồn cung bằng cách tìm kiếm các kênh thay thế khác như Lazada, Tiki, hay thiết lập kênh bán hàng trực tiếp qua website của riêng bạn. Điều này giúp giảm bớt phụ thuộc vào một nền tảng duy nhất và cũng là cơ hội để mở rộng thị trường đối tượng khách hàng.
Một cách đơn giản là tăng lợi thế cạnh tranh cho mình bằng cách bán các sản phẩm có đã có thương hiệu vững chắc trên thị trường, cần tập trung vào chiều sâu nghiên cứu nhu cầu thực sự và mối quan tâm của khách hàng. Các đại lý nên phân phối các sản phẩm đến từ Việt Nam để mà có lợi thế hơn trong quá trình phát triển bán.
Đầu tư vào marketing và SEO
Cuối cùng, để đối phó với các biến động chi phí, việc đầu tư vào marketing và SEO để tăng tầm nhìn và thu hút khách hàng mới là điều không thể thiếu. Cải thiện thứ hạng của sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm và các kênh quảng cáo sẽ giúp bạn tối ưu hóa chi phí và tăng trưởng doanh thu.
Đầu tư thông minh cho marketing và SEO sẽ làm giảm đáng kể chi phí và tăng biên lợi nhuận. Các đại lý có thể cân nhắc các nhà phân phối có chính sách hợp lý hỗ trợ marketing hoặc hướng dẫn chi tiết bán sản phẩm như nhà phân phối các thực phẩm dinh dưỡng cho Pet Ecopets
Những quyền lợi cho các đại lý
Tổng kết
Trước sự thay đổi biểu phí của Shopee, việc làm những điều trên không chỉ giúp bạn thích nghi mà còn tối ưu hóa chiến lược kinh doanh trên nền tảng TMĐT một cách hiệu quả. Hãy luôn cập nhật và điều chỉnh chiến lược của bạn để phù hợp với sự biến động của thị trường và các nền tảng TMĐT.
0 Nhận xét